Khi mới bắt đầu học tiếng Trung thì việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là học bảng chữ cái tiếng Trung. Thực tế bảng chữ cái tiếng Trung chính là Pinyin - là một bảng chữ cái được latinh hóa dành cho việc học và phát âm tiếng Trung. Bảng chữ cái Pinyin có thể được dùng cho những ai cần tập đọc hay tập phát âm tiếng Trung kể không phân biệt bạn học tiếng Trung giản thể hay tiếng Trung phồn thể.
Việc ra đời bảng chữ cái Pinyin đã hỗ trợ rất nhiều cho những người học tiếng Trung không chỉ những người Trung Quốc bản xứ mà còn cả những người nước ngoài muốn tìm hiểu về ngôn ngữ này. Vậy làm cách nào để học bảng chữ cái tiếng Trung một cách khoa học, chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây nhé.
Bảng chữ cái tiếng Trung dành cho người mới học tiếng Trung
Với những người mới học tiếng Trung thì nên học 2 bảng chữ cái chính là bảng phiên âm tiếng Trung và các bảng nét cơ bản trong tiếng Trung.
Bảng phiên âm tiếng Trung
Bảng phiên âm tiếng Trung bao gồm vận mẫu tiếng Trung, thanh mẫu tiếng Trung và thanh điệu trong tiếng Trung.
1. Vận mẫu (nguyên âm)
Tiếng Trung có tất cả 36 vận mẫu, trong đó gồm 6 vận mẫu đơn, 13 vận mẫu kép và 16 vận mẫu âm mũi, 1 vận mẫu âm lưỡi cụ thể như sau:
- 6 vận mẫu đơn (hay còn gọi là nguyên âm đơn)
Vận mẫu đơn |
a |
o |
e |
i |
u |
ü |
- 13 vận mẫu kép (hay còn gọi là nguyên âm kép): ai, ei, ao, ou, ia, ie, ua, uo, üe, iao, iou, uai, uei.
16 vận mẫu âm mũi (hay còn gọi là nguyên âm mũi): an, en, in, ün, ian, uan, üan, uen (un), ang, eng, ing, ong, iong, iang, uang, ueng.
- 1 vận mẫu âm uốn lưới er (hay còn gọi là nguyên âm er):
ai | ang | ian | uai | ong |
ai | eng | in | ui | iong |
ao | ia | iang | uan | üe |
ou | ie | ing | un | üan |
an | iao | ua | uang | ün |
en | iu | uo | ueng | er |
Vận mẫu đơn
– Đọc Đọc gần giống “a”. Khi đọc mồm há to, lưỡi hạ xuống thấp, đây là nguyên âm dài, không tròn môi
– Đọc Đọc gần giống chữ “ô” trong tiếng Việt. Khi đọc lưỡi rút về sau, đọc tròn môi.
– Âm này đọc nằm giữa âm “ơ” và “ưa”. Khi đọc lưỡi rút về sau, mồm há vừa, đây là nguyên âm dài, không tròn môi.
– Đọc Đọc gần giống “i”. Đầu lưỡi dính với răng dưới, hai môi giẹp (kéo dài khóe môi).
– Đọc Đọc gần giống chữ “u”. Khi đọc lưỡi rút về sau, đây là nguyên âm dài, lúc đọc nhớ tròn môi nhưng không há.
– Đọc Đọc gần giống “uy”. Khi đọc đầu lưỡi dính với răng dưới, đây là nguyên âm dài.
Vận mẫu kép
– Đọc Đọc gần giống âm “ai” (trong tiếng Việt). Khi đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang i
– Đọc Đọc gần giống âm “ao”. Khi đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “o”
– Đọc Đọc gần giống âm “an”. Khi đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang phụ âm “n”
– Đọc Đọc gần giống âm “ang” (trong tiếng Việt). Khi đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “ng”
Xem đầy đủ tại:
2. Thanh mẫu
Trong tiếng Trung có tất cả 21 thanh mẫu cụ thể như sau:
b | l | zh |
p | g | ch |
m | k | sh |
f | h | r |
d | j | z |
t | q | c |
n | x | s |
Người ta dựa vào cách phát âm của thanh mẫu để chia làm các nhóm cụ thể như:
Nhóm 1: Âm môi
- Âm này đọc gần giống âm “p” (trong tiếng việt). Đây là âm không bật hơi.
– Âm phát ra nhẹ hơn âm “p” (trong tiếng việt) nhưng bật hơi. Đây là âm bật hơi.
- Âm này đọc gần giống âm “m”.
- Âm này đọc gần giống âm “ph”. Đây là âm môi + răng.
Nhóm 2: Âm đầu lưỡi giữa
- Âm này đọc gần giống âm “t” (trong tiếng Việt). Đây là một âm không bật hơi.
- Âm này đọc gần giống âm “th”.
- Âm này đọc gần giống âm “n”. Đây là âm đầu lưỡi + âm mũi.
- Âm này đọc gần giống âm “l”.
Xem đầy đủ tại:
3. Thanh điệu trong tiếng Trung
Nếu như trong tiếng Việt có tất cả 6 dấu câu thì tiếng Trung Quốc chỉ có 4 thanh điệu, mỗi thanh điệu lại biểu thị một hướng đi cụ thể của âm thanh cụ thể như:
Thanh 1: Thanh ngang
Cách đọc: Bạn đọc cao và bình bình không thay đổi âm lượng, gần giống với khi đọc các từ không dấu trong tiếng Việt (cao độ 5-5)
Xem đầy đủ tại:
Các nét cơ bản trong chữ Hán
Chữ Hán là tập hợp của của nhiều nét và bộ thủ trong tiếng Trung ghép lại chính bởi vậy việc luyện viết các nét trong tiếng Trung đóng vai trò quan trọng nếu bạn muốn viết tốt chữ Hán. Để viết được một chữ Hán cụ thể việc đầu tiên bạn cần nắm bắt đó là biết được chữ đó được cấu tạo từ những nét nào, quy tắc viết chữ Hán như thế nào thì bạn mới viết được chính xác. Việc nắm bắt rõ quy tắc viết chữ Hán và các nét trong chữ Hán sẽ giúp bạn viết chữ được đẹp và viết đúng.
Việc nắm bắt được 214 bộ thủ tiếng Trung sẽ hỗ trợ bạn viết và hiểu rõ phần nào ý nghĩa của chữ. Bạn nên tìm hiểu và học bộ thủ theo các từ mà bạn học như vậy quá trình học sẽ hiểu được sâu sắc hơn, từ đó nhớ lâu hơn.
Comments
Add new comment