You are here

Đặc biệt GIẢM GIÁ 20% khóa học Tiếng Trung Cơ Bản nếu đăng ký trước 25/11/2024

Thời gian khuyến mại chỉ còn
Ngày
Giờ
Phút
Giây
(Cam kết: Học viên được học thử 3 buổi tính từ buổi khai giảng)

Bài 4: Phiên âm (Pinyin) tiếng Trung

Phiên âm (Pinyin) tiếng Trung là gì?

Phiên âm tiếng Trung (hay còn gọi là Pinyin)chính là tập hợp các chữ cái latin biểu thị cách phát âm của chữ Hán. Hiểu một cách đơn giản phiên âm tiếng Trung chính là sự kết hợp của vận mẫu, thanh mẫu, thanh điệu lại với nhau từ đó ta có công thức phiên âm = nguyên âm + phụ âm + dấu. Phiên âm tiếng Trung giúp người học và người sử dụng tiếng Trung dễ dàng ghi chép, đọc và gõ chữ Trung Quốc trên máy tính hoặc bàn phím Latinh.

Phiên âm tiếng Trung
Phiên âm tiếng Trung

Pinyin được phát triển chính thức vào những năm 1950 tại Trung Quốc và sau đó được chính thức đưa vào sử dụng bởi chính phủ Trung Quốc như một phần của nỗ lực cải cách chữ viết và phiên âm. Trước khi có Pinyin, người Trung Quốc thường sử dụng các bảng biểu phiên âm hoặc bảng chữ Hán để học và ghi chép.

Pinyin sử dụng các ký tự Latinh thông thường kết hợp với dấu thanh (tone marks) để biểu diễn âm thanh và ngữ điệu của tiếng Trung. Có bảy nguyên âm và một số phụ âm được kết hợp để tạo thành các âm tiếng. Dấu thanh được thêm vào để chỉ định ngữ điệu của âm tiếng, điều này quan trọng vì trong tiếng Trung, ngữ điệu có thể làm thay đổi ý nghĩa của từ hoặc câu.

Pinyin là công cụ cực kỳ hữu ích và chính là nền tảng cho việc học tiếng Trung của bạn. Thêm vào đó nó không chỉ dành cho người nước ngoài khi học tiếng Trung mà tất cả những người Trung Quốc đều biết tới Pinyin bởi trẻ em ở Trung Quốc khi học chữ Hán trước tiên cũng cần học Pinyin. Việc học Pinyin có lợi thế rất lớn ngay cả khi bạn không biết chữ Trung Quốc bạn có thể gõ bính âm và người Trung Quốc sẽ hiểu.

Mỗi âm thanh tồn tại trong tiếng Trung đều có thể được hiển thị dễ dàng trong biểu đồ bính âm phía dưới. Khi bạn thành thạo 409 bính âm này cùng với các thanh điệu trong tiếng Trung bạn có thể thực sự thành thạo cách phát âm từng từ trong tiếng Trung. Thật may mắn khi ngôn ngữ của chúng ta sử dụng là tiếng Việt chính bởi vậy bạn có thể phát âm chính xác gần hết số âm đó mà không cần phải học qua.

Dưới đây là một ví dụ minh họa về cách Pinyin hoạt động:

  • Nguyên âm:

    • a, e, i, o, u, ü
  • Phụ âm:

    • b, p, m, f, d, t, n, l, g, k, h, j, q, x, zh, ch, sh, r, z, c, s
  • Dấu thanh (tone marks):

    • ā, á, ǎ, à (có năm dấu thanh tương ứng với năm ngữ điệu khác nhau)

Ví dụ:

  • "Māma" có nghĩa là "mẹ" và có tone marks là "māma" để chỉ định ngữ điệu.
  • "Bǎobèi" có nghĩa là "bé yêu" và có tone marks là "bǎobèi" để chỉ định ngữ điệu.

Pinyin không chỉ giúp người học tiếng Trung ghi chép và đọc một cách thuận tiện mà còn là một phương tiện quan trọng trong việc gõ tiếng Trung trên máy tính và các thiết bị điện tử khác.

Biểu đồ tương tác Pinyin

Để học tốt bài học phiên âm tiếng Trung này chúng ta cần nắm chắc kiến thức của 3 bài học trước, chính vì vậy nội dung của bài học phiên âm này chúng ta sẽ ôn luyện lại kiến thức cũ nhé!

Tóm tắt phiên âm tiếng Trung

1. Vận mẫu trong tiếng Trung

Vận mẫu trong tiếng Trung
Vận mẫu trong tiếng Trung

Vận mẫu đơn

– Đọc Đọc gần giống “a”. Khi đọc mồm há to, lưỡi hạ xuống thấp, đây là nguyên âm dài, không tròn môi

– Đọc Đọc gần giống chữ “ô” trong tiếng Việt. Khi đọc lưỡi rút về sau, đọc tròn môi.

– Âm này đọc nằm giữa âm “ơ” và “ưa”. Khi đọc lưỡi rút về sau, mồm há vừa, đây là nguyên âm dài, không tròn môi.

– Đọc Đọc gần giống “i”. Đầu lưỡi dính với răng dưới, hai môi giẹp (kéo dài khóe môi).

– Đọc Đọc gần giống chữ “u”. Khi đọc lưỡi rút về sau, đây là nguyên âm dài, lúc đọc nhớ tròn môi nhưng không há.

– Đọc Đọc gần giống “uy”. Khi đọc đầu lưỡi dính với răng dưới, đây là nguyên âm dài.

Vận mẫu kép

– Đọc Đọc gần giống âm “ai” (trong tiếng Việt). Khi đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang i

– Đọc Đọc gần giống âm “ao”. Khi đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “o”

– Đọc Đọc gần giống âm “an”. Khi đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang phụ âm “n”

– Đọc Đọc gần giống âm “ang” (trong tiếng Việt). Khi đọc hơi kéo dài âm “a” rồi chuyển sang âm “ng”

Xem đầy đủ tại:

VẬN MẪU TIẾNG TRUNG

2. Thanh mẫu trong tiếng Trung

Thanh mẫu trong tiếng Trung
Thanh mẫu trong tiếng Trung

Nhóm 1: Âm môi

- Âm này đọc gần giống âm “p” (trong tiếng việt). Đây là âm không bật hơi.

– Âm phát ra nhẹ hơn âm “p” (trong tiếng việt) nhưng bật hơi. Đây là âm bật hơi.

- Âm này đọc gần giống âm “m”.

- Âm này đọc gần giống âm “ph”. Đây là âm môi + răng.


Nhóm 2: Âm đầu lưỡi giữa

- Âm này đọc gần giống âm “t” (trong tiếng Việt). Đây là một âm không bật hơi.

- Âm này đọc gần giống âm “th”.

- Âm này đọc gần giống âm “n”. Đây là âm đầu lưỡi + âm mũi.

- Âm này đọc gần giống âm “l”.

Xem đầy đủ tại:

THANH MẪU TIẾNG TRUNG

3. Thanh điệu trong tiếng Trung

Thanh điệu trong tiếng Trung
Thanh điệu trong tiếng Trung

Thanh 1: Thanh ngang

Thanh ngang tiếng Trung
Thanh ngang tiếng Trung

Cách đọc: Bạn đọc cao và bình bình không thay đổi âm lượng, gần giống với khi đọc các từ không dấu trong tiếng Việt (cao độ 5-5)

Xem đầy đủ tại:

THANH ĐIỆU TIẾNG TRUNG

 

Bình luận

Comments

Add new comment

Thi thử HSK online

MK: nguyentranhct