You are here

Đặc biệt GIẢM GIÁ 20% khóa học Tiếng Trung Cơ Bản nếu đăng ký trước 15/04/2025

Thời gian khuyến mại chỉ còn
Ngày
Giờ
Phút
Giây
(Cam kết: Học viên được học thử 3 buổi tính từ buổi khai giảng)

Bài 3: Thanh điệu trong tiếng Trung

Trong bài 1 và bài 2 của khóa học tiếng Trung sơ cấp miễn phí chúng ta đã được học về vận mẫu (nguyên âm)thanh mẫu (phụ âm) trong tiếng Trung. Để tiếp tục bài học này chúng ta sẽ tiếp tục học về thanh điệu trong tiếng Trung (bạn có thể coi nó giống như dấu trong tiếng Việt vậy).

Thanh điệu trong tiếng Trung

Thanh điệu trong tiếng Trung là hình thức biến hóa cao-thấp-dài-ngắn của âm tiết mỗi khi đọc. Khi đọc một chữ tiếng Trung hoàn chỉnh chúng ta cần kết hợp vận mẫu, thanh mẫu và thanh điệu lại với nhau. Mỗi chữ Hán trong tiếng Trung sẽ đại diện cho một âm tiết và thanh điệu có tác dụng giúp chúng ta phân biệt được ý nghĩa của từ vựng.

Thanh điệu trong tiếng Trung
Thanh điệu trong tiếng Trung

Các loại thanh điệu trong tiếng Trung

Trong tiếng Trung có tất cả 4 thanh điệu (thanh ngang, thanh sắc, thanh hỏithanh huyền), cách đọc mỗi thanh lại khác nhau và trong một số trường hợp nó lại có sự biến tấu khác biệt. 

Thanh 1: Thanh ngang

Thanh ngang tiếng Trung
Thanh ngang tiếng Trung

Cách đọc: Bạn đọc cao và bình bình không thay đổi âm lượng, gần giống với khi đọc các từ không dấu trong tiếng Việt (cao độ 5-5)

Thanh 2: Thanh sắc

Thanh sắc tiếng Trung
Thanh sắc tiếng Trung

Cách đọc: Bạn đọc tương tự dấu sắc trong tiếng Việt, khi đọc âm lượng từ trung bình lên cao (cao độ 3-5).

Thanh 3: Thanh hỏi

Thanh hỏi tiếng Trung
Thanh hỏi tiếng Trung

Cách đọc: Đọc gần giống với dấu hỏi, từ vị trí gần thấp nhất xuống thấp nhất sau đó lên gần cao nhất (cao độ 2-1-4). Khi đọc thanh hỏi do độ cao xuống thấp nhất nên ta sẽ thấy giống với dấu nặng trong tiếng Việt.

Thanh 4: Thanh huyền

Thanh huyền tiếng Trung
Thanh huyền tiếng Trung

Cách đọc: Thanh này khi đọc sẽ nằm giữa dấu huyền và dấu nặng trong tiếng Việt, khi đọc bạn đọc từ cao xuống thấp nhất (cao độ 5-1).

Lưu ý: cách đọc tiếng Trung nói trên là cách đọc phổ thông, một số vùng miền tại Trung Quốc sẽ có phiên âm khác.

Mẹo: khi mới học đọc tiếng Trung bạn có thể sử dụng ngón tay để để thể hiện thanh điệu sao cho dễ nhớ hơn.

Mẹo đọc thanh điệu tiếng Trung
Mẹo đọc thanh điệu tiếng Trung bằng chỉ tay

Ngoài 4 thanh điệu kể trên trong tiếng Trung còn có một thanh điệu không dấu (ta gọi là thanh nhẹ), khi đọc thanh này ta đọc nhẹ và ngắn hơn thanh ngang và nhớ cẩn thận nhầm với thanh ngang.

Ví dụ: khi đọc từ ma ta sẽ đọc từ ma nhẹ và ngắn hơn từ .

Cách đánh dấu thanh điệu

1. Với thanh điệu chỉ có 1 nguyên âm đơn

Với thanh điệu này ta đánh dấu trực tiếp vào nó ví dụ: ā ó ě ì…

2. Với thanh điệu có nguyên âm kép

Nếu có nguyên âm "a" ta sẽ ưu tiên đánh dấu vào nguyên âm này ví dụ: hǎo, ruán

Trường hợp không có nguyên âm đơn "a" mà có nguyên âm đơn "o" thì ta đánh dấu vào nguyên âm "o" này ví dụ: ǒu, iōng

Trường hợp không có nguyên âm đơn "a" mà có nguyên âm đơn "e" thì ta đánh dấu vào nguyên âm "e" này ví dụ: ēi, uěng

Trường hợp chữ có nguyên âm kép “iu”, thì đánh dấu trên nguyên âm “u“ ví dụ: iǔ

Trường hợp chữ có nguyên âm kép “ui”, thì đánh dấu trên nguyên âm “i“ ví dụ: uī

Quy tắc biến điệu

1. Hai thanh 3 đứng cạnh nhau

  • Với 2 âm tiết thì thanh thứ nhất sẽ chuyển thành thanh 2.

Ví dụ: Nǐ hǎo biến âm sẽ thành Ní hǎo

  • Với 3 âm tiết thì sẽ biến âm thanh ở giữa

Ví dụ: Wǒ hěn hǎo sẽ thành Wǒ hén hǎo

2. Biến thanh đặc biệt với bù và yī

  • Chỉ cần âm tiết đằng sau mang thanh 4 thì  và  sẽ chuyển sang thanh 2.

Ví dụ:   Bù ài đọc thành Bú ài

Yīyàng đọc thành Yíyàng

Lưu ý: Các chữ này chỉ biến âm còn cách viết vẫn giữ nguyên

 

Ban đầu Cách đọc
bù + biàn bú biàn
bù + qù bú qù
bù + lùn bú lùn
yī + gè yí gè
yī + yàng yí yàng
yī + dìng yí dìng
yī + gài yí gài

 

Các từ ghép đi với bu
Các từ ghép đi với bu

 

Bình luận

Comments

Add new comment

Thi thử HSK online

MK: nguyentranhct