You are here

Đặc biệt GIẢM GIÁ 20% khóa học Tiếng Trung Cơ Bản nếu đăng ký trước 25/11/2024

Thời gian khuyến mại chỉ còn
Ngày
Giờ
Phút
Giây
(Cam kết: Học viên được học thử 3 buổi tính từ buổi khai giảng)

Các loại chứng chỉ tiếng Trung, nên thi chứng chỉ tiếng Trung nào?

Chứng chỉ tiếng Trung là một loại giấy tờ xác nhận trình độ tiếng Trung của bạn. Nếu bạn đang hoặc đã học xong các khóa học tiếng Trung chắc hẳn cũng muốn biết trình độ tiếng Trung của mình ở cấp độ nào và chứng chỉ tiếng Trung chính là một kỳ thi để xác nhận điều đó. Tuy nhiên bạn cũng cần biết mỗi loại chứng chỉ tiếng Trung sẽ được sử dụng cho các mục đích khác nhau chính bởi vậy tùy thuộc vào mục đích của bạn mà bạn nên thi chứng chỉ phù hợp. Trung tâm tiếng Trung Trường Giang sẽ giúp các bạn biết thêm về các loại chứng chỉ tiếng Trung và cách lựa chọn thi chứng chỉ phù hợp nhất.

Chứng chỉ tiếng Trung
Chứng chỉ tiếng Trung

I. Các loại chứng chỉ tiếng Trung

Nếu bạn quan tâm tới tiếng Trung chắc hẳn bạn sẽ biết về một số các loại chứng chỉ như HSK, TOCFL, HSKK... Đây là các chứng chỉ giúp chứng minh trình độ tiếng trung của cá nhân, ngoài ra còn có một số chứng chỉ dành riêng cho trẻ em, cụ thể về các chứng chỉ này như sau.

1. Chứng chỉ HSK

Đây là chứng chỉ kiểm tra trình độ tiếng Trung được nhiều người không phải người bản ngữ quan tâm nhất khi muốn kiểm tra trình độ tiếng Trung của mình. Chứng chỉ HSK là chứng chỉ bao gồm 9 cấp độ (trước kia là 6 cấp độ) và cao nhất là cấp độ 9. Mỗi cấp độ HSK đều yêu cầu lượng kiến thức về lượng từ vựng tiếng Trung hay ngữ pháp khác nhau.

Chứng chỉ HSK
Chứng chỉ HSK

Chứng chỉ HSK rất phù hợp với các bạn học sinh sinh viên đang học chuyên ngành tiếng Trung hay muốn làm công việc phiên dịch tiếng Trung, nếu bạn muốn sang Trung Quốc du học thì không thể thiếu chứng chỉ này.

Nếu bạn muốn kiểm tra trình độ của mình trước khi thi thử HSK thực tế thì có thể thi thử HSK online.

2. Chứng chỉ HSKK

Chứng chỉ HSKK (hay còn được gọi là chứng chỉ HSK khẩu ngữ), đây là chứng chỉ chuyên dùng để đánh giá trình độ nói tiếng Trung của bạn.

Chứng chỉ HSKK được chia làm 3 cấp bậc là sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Mỗi một cấp độ HSKK sẽ yêu cầu lượng kiến thức khác nhau tuy nhiên đều tập trung vào kỹ năng nói.

Do chứng chỉ HSKK là chứng chỉ chuyên về trình độ giao tiếp tiếng Trung nên nó rất phù hợp với những đối tượng là phiên dịch viên.

3. Chứng chỉ TOCFL

Đây là chứng chỉ dùng để kiểm tra năng lực tiếng Trung phồn thể (chủ yếu được sử dụng ở Đài Loan, Hồng Kong và khu vực người Trung Quốc sống ở hải ngoại). Chứng chỉ TOCFL được chia làm 3 cấp độ: Brand A, brand B, brand C.

Chứng chỉ TOCFL
Chứng chỉ TOCFL

Đề thi chứng chỉ TOCFL là hình thức thi trắc nghiệm, các câu hỏi xoay quanh kỹ năng nghe và đọc của người thi.

Chứng chỉ TOCFL chỉ phù hợp với những ai có nhu cầu đi du học, làm việc ở Đài Loan hay muốn làm giảng viên chữ phồn thể. Một số nhà sử học cũng quan tâm tiếng Trung phồn thể bởi các văn tự của nước ta ngày này thường sử dụng loại chữ viết này. Chứng chỉ TOCFL có giá trị trong vòng 2 năm.

4. Chứng chỉ BCT

Chứng chỉ BCT là chứng chỉ kiểm tra trình độ Hán Ngữ, cụ thể là khả năng vận dụng tiếng Trung trong giao tiếp thực tế (dành cho kinh doanh thương mại hoặc công việc) dành cho người ngoại quốc, đây là chửng chỉ cũng được nhiều người quan tâm.

Chứng chỉ BCT bao gồm 3 cấp độ: Cấp độ A, cấp độ B và khẩu ngữ.

5. Chứng chỉ YTC

YTC là chứng chỉ tiếng Trung dùng để kiểm tra trình độ Hán Ngữ của học sinh (bao gồm học sinh tiểu học, trung học) có tiếng mẹ để không phải tiếng Hán. Chứng chỉ YTC sẽ tập trung chủ yếu vào khả năng vận dụng tiếng Trung trong cuộc sống và trong giao tiếp.

Chứng chỉ YTC sẽ có 2 kỳ thi độc lập với nhau là thi viết (4 cấp từ YTC cấp 1 cho tới YTC cấp 4) và thi khẩu ngữ (2 cấp độ là sơ cấp và trung cấp).

Đây là chứng chỉ chủ yếu dành cho học sinh đang học tiểu học và trung học cơ sở người nước ngoài, ngoài ra chứng chỉ YTC cũng chính là điểm chuẩn dành cho học sinh muốn tham gia kỳ thi HSK.

6. Chứng chỉ A, B, C quốc gia

Là chứng chỉ quốc tế có giá trị cao nhất trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam, chứng chỉ này được Bộ giáo dục cấp phép tổ chức và diễn ra thường xuyên tại các cơ đào tạo ngoại ngữ hay các cơ sở giáo dục tại địa phương.

Chứng chỉ này bao gồm 3 cấp độ từ thấp tới cao là: A, B, C

Do là chứng chỉ được Bộ cấp nên chứng chỉ A, B, C còn được dùng để xét tốt nghiệp hay bổ sung hồ sơ công chức, thi nâng ngạch lương, xin việc hay hồ sơ chứng chỉ ngoại ngữ 2...

II. Nên chọn kỳ thi tiếng Trung nào?

1. Nên chọn thi HSK hay HSKK

Mỗi kỳ thi chứng chỉ tiếng Trung lại đòi hỏi những yêu cầu khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của bạn mà bạn nên chọn thi chứng chỉ phù hợp.

Làm phiên dịch tiếng Trung: đây là công việc đòi hỏi khả năng nghe và nói tốt, với đặc thù công việc như vậy bạn nên chọn thi chứng chỉ HSKK. Trường hợp bạn muốn tập trung kỹ năng nghe, nói, đọc thì bạn có thể thi chứng chỉ HSK.

Du học hoặc làm việc ở Trung Quốc: nếu bạn muốn du học hay làm việc tại Trung Quốc thì kỳ thi HSK sẽ là lựa chọn dành cho bạn.

Du học hoặc làm việc tại Đài Loan: Trong trường hợp này bạn cần lựa chọn thi chứng chỉ TOCFL bởi Đài Loan là quốc gia sử dụng chữ phồn thể.

Tuy nhiên hiện nay nếu bạn muốn đăng ký thi chứng chỉ HSK bất kỳ bạn sẽ buộc phải đăng ký thêm kỳ thi HSKK đi kèm (bạn phải nộp lệ phí của cả kỳ thi HSK và HSKK và thi 2 kỳ thi độc lập). Trường hợp bạn rớt HSKK nhưng đậu HSK thì bạn chỉ có bằng HSK, trường hợp bạn rớt HSK nhưng đậu HSKK bạn sẽ phải thi lại cả 2 kỳ thi này.

2. So sánh giữa HSK và TOCFL

Đây là bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa 2 chứng chỉ HSK và TOCFL để bạn hình dung.

Phân biệt HSK TOCFL
Khái niệm Kỳ thi tiếng Trung Kỳ thi năng lực tiếng Hoa
Lĩnh vực Trung Quốc chấp nhận cả 2 loại chứng chỉ TOCFL và HSK Đài Loan chỉ chấp nhận TOCFL
Độ phổ biến Toàn cầu Không phổ biến
Cấp độ 9 cấp độ 3 brand
Nội dung thi Nghe, đọc, viết 100% trắc nghiệm, không có phần viết
Chữ sử dụng Tiếng Trung giản thể Tiếng Trung phồn thể
Hình thức chấm điểm Tổng số điểm đạt là qua, không có điểm liệt Có điểm liệt, cần đản bảo đạt điểm tối thiểu từng phần và đạt mới qua.

3. Kỳ thi HSK hay TOCFL khó hơn?

Kỳ thi HSK hay TOCFL đều không khó với trường hợp bạn cẩn thận đầy đủ kiến thức và phương pháp học hiệu quả. Hai kỳ thi này cũng dành cho những người có mục đích khác nhau nên bạn cần chú ý kỹ trước khi lựa chọn ngôn ngữ tiếng Trung nào để sau đó lựa chọn kỳ thi phù hợp.

III. Một số câu hỏi thường gặp khi thi chứng chỉ tiếng Trung

 

1. Chứng chỉ tiếng Trung có mua được không?

2. Địa điểm thi chứng chỉ tiếng Trung?

3. Thời hạn của chứng chỉ tiếng Trung là bao lâu?

Bình luận

Comments

Add new comment

Có thể bạn quan tâm

Khi mới bước vào con đường học tiếng Trung thì giai đoạn đầu là giai đoạn gian nan nhất bởi tiếng Trung không giống như một số ngôn ngữ khác bởi đây có thể coi là ngôn ngữ tượng hình chính bởi vậy...
Bảo hiểm là một lĩnh vực quan trọng và cần thiết trong đời sống hiện đại, giúp bảo vệ tài chính và an tâm cho cá nhân và doanh nghiệp. Việc nắm vững từ vựng chuyên ngành bảo hiểm bằng tiếng Trung...
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, việc nắm vững từ vựng chuyên ngành y tế bằng nhiều ngôn ngữ trở nên cực kỳ quan trọng. Tiếng Trung, với vai trò là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất thế giới,...
Việc biết từ vựng tiếng Trung về tên các nước trên thế giới là một phần quan trọng trong việc giao tiếp quốc tế và trong nghiên cứu về văn hóa và địa lý. Dưới đây là một số từ vựng cơ bản về tên các...
Khí hậu, khí tượng và thủy văn là các lĩnh vực quan trọng trong việc hiểu và dự báo điều kiện thời tiết và môi trường. Dưới đây là một số từ vựng và thuật ngữ tiếng Trung phổ biến trong các lĩnh vực...

Thi thử HSK online

MK: nguyentranhct