Khi xem các bộ phim hay mạng xã hội của Trung Quốc chúng ta thường nghe tới thuật ngữ nói về những người học tập vô cùng giỏi như học thần, học bá hay học tra... Vậy ý nghĩa thực sự của các từ này là gì, sự khác nhau giữa các thuật ngữ này như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết này nhé!
Học bá tiếng Trung là gì?
Học bá tiếng Trung (đọc là 学霸 / Xué bà) là thuật ngữ để nói tới những người học hành chăm chỉ, có nhiều kiến thức hơn hẳn so với những người đồng trang lứa. Các học bá Trung Quốc còn là những người đạt được thành tích cao trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.
Các thuật ngữ khác trong trường học ở Trung Quốc
Ngoài từ học bá vốn chỉ những người có học vấn vô cùng cao thì trong các trường học của Trung Quốc còn có các từ khác để chỉ những người thuộc các đối tượng học khác nhau như:
STT | Tiếng Trung | Phiên âm | Dịch nghĩa | Audio | Ý nghĩa |
1 | 学废 | Xué fèi | Học phế | Chỉ người không chịu học, hay bỏ học | |
2 | 学渣 | Xué zhā | Học tra | Chỉ người học có điểm thấp, học cho có | |
3 | 学弱 | Xué ruò | Học nhược | Chỉ người mặc dù cố gắng chăm chỉ nhưng điểm vẫn thấp | |
4 | 学屌 | Xué diǎo | Học điểu | Chỉ người có học lực bình thường | |
5 | 学糕 | Xué gāo | Học cao | Chỉ người không học, hay quậy phá nhưng vẫn được điểm cao | |
6 | 学仙 | Xué xiān | Học tiên | Chỉ người học tàng tàng, học cho có nhưng điểm lại cao | |
7 | 学神 | Xué shén | Học thần | Chỉ người không cần học nhưng điểm lại cao |
Học bá Trung Quốc học như thế nào?
Mặc dù có nhiều cách gọi người học trong các trường học Trung Quốc tuy nhiên 3 loại học phổ biến được nhiều người nhắc tới nhất là học bá, học thần và học tra. Dưới đây là tiêu chí nhận dạng được giới trẻ Trung Quốc đưa ra để nhận biết học bá học khác so với những người khác như thế nào.
So sánh | Học thần | Học bá | Học tra |
Khi gặp câu hỏi khó | Thường nói tôi không biết làm tuy nhiên lại toàn đưa ra đáp án đúng | Bỏ qua vì thấy vượt xa khả năng của mình | Lấy sách đáp án ra coi luôn |
Giải được câu hỏi khó trong bài thi | Thấy bình thường | Khi ai đó hỏi sẽ bảo đề không khó lắm | Thông báo cho mọi người biết ngay lập tức |
Giải đề |
Không giải đề, thi thoảng lật sách coi là biết mình đạt điểm tối đa. Làm bài không rập khuôn, thường được lấy bài giải làm bài mẫu |
Thường xuyên ôn luyện giải đề và thường sử dụng cách của mình để giải |
Sắp thi mới luyện giải đề và trong quá trình giải thường chỉ chọn câu đơn giải khác. Lúc giải hay tìm kiếm và sưu tầm các cách giải khác nhau |
Công thức | Chỉ cần học công thức cơ bản, các công thức hác có thể tự suy luận ra | Học hết các công thức | Luôn thấy công thức rất khó học |
Lúc nhận bài thi | Thấy không đạt điểm tối đa liền trực tiếp tìm giáo viên hỏi câu sai, muốn giáo viên đưa ra phương pháp giải đúng | Không biết sai chỗ nào, tìm mấy tên khác cùng tìm cách giải rồi có khi cãi nhau | Điểm thấp liền chửi giáo viên ác mặc dù chẳng ai quan tâm |
Kết quả học | Đạt điểm tối đa hoặc bị giáo viên ghét do giỏi quá, làm khó dễ, tìm đủ cách để trừ điểm | Thường nằm trong khoảng 90 điểm | Hên thì qua xui thì rớt |
Lúc làm xong bài thi | Chẳng nói gì | Thường nói qua rồi, không vấn đề | Nguyền rủa đề và cầu nguyện sao cho không rớt |
Các loại đề | Làm được hết, nếu không làm được chỉ có thể do đề sai | Biết làm và không biết | Biết làm, hình như biết làm và không biết làm |
Như vậy chúng ta đã hiểu các cách để gọi các đối tượng học trong trường ở Trung Quốc rồi, vô cùng thú vị phải không? Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ biết được cách các học bá học như thế nào và định vị mình ở mức độ nào, cần cố gắng ra sao để đạt được kết quả cao trong quá trình học. Chúc cho quá trình học tiếng Trung của bạn đạt kết quả cao nhé!
Comments
Add new comment